Những lời khuyên dành cho những người có ý định kinh doanh tên miền

Hình thức mua bán tên miền được hoạt động như thế nào?

 

Mua-Ban-Ten-Mien-Domain (1)

Đối với tên miền giá trị thấp

– 2 bên trao đổi thống nhất giá trị tên miền, thanh toán và hình thức mua bán.

– Bên mua thanh toán cho bên bán.

– Bên bán mở khóa tên miền, bàn giao khóa tên miền và mật khẩu tên miền cho bên mua.

– Bên mua chuyển tên miền về đơn vị quản lý tên miền của mình. Thông thường việc chuyển tên miền mất từ 7-10 ngày, có khi lâu hơn.

Đối với tên miền giá trị cao (an toàn hơn)

– 2 bên trao đổi thống nhất giá trị tên miền, hình thức thanh toán.

– Tiền sẽ được chuyển thông qua 1 bên thứ 3.

– Bên bán mở khóa tên miền, bàn giao authcode và mật khẩu tên miền cho bên mua.

– Bên bán xác nhận thông qua email đăng ký là đã chuyển nhượng tên miền.

– Bên mua chuyển tên miền về đơn vị quản lý tên miền của mình. Thông thường việc chuyển tên miền mất từ 7-10 ngày, có khi lâu hơn.

Sau khi bên mua chuyển thành công tên miền có sự xác nhận của bên làm chứng, bên bán sẽ được nhận số tiền mà bên mua đã giao cho bên bàn chứng

Kinh doanh tên miền sẽ ẩn chứa rất nhiều rủi ro

1. Bây giờ thị trường kinh doanh tên miền tại Việt Nam phát triển vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và còn rất nhiều tên miền tốt quốc tế vẫn nằm trong trạng thái tự do tuy nhiên đừng ham mê những “tên miền đắt giá theo cảm quan” mà đăng ký quá nhiều gây đến lỗ nặng.

2. Đầu tư quá nhiều vào các đuôi hậu tố không phải .com ví dụ như .mobi, .ws, .asia, .tv tuy nhiên đây là những đuôi sẽ rất ít người mua do đó hầu như chắc chắn là sẽ lỗ. Một lý do cho các bạn đang có ý định hoặc đang đầu tư tên miền .co, .vn với giá cao ngất ngưởng.

3. Sở hữu quá nhiều tên miền nhưng lại không vào email thường xuyên để xem thông tin hết hạn tên miền và để bị drop rất nhiều tên miền. Đến khi vào kiểm tra lại thì tên miền đã có chủ sở hữu mới.

4. Đặt chế độ auto gia hạn cho tất cả tên miền mà không chịu chọn lọc những tên miền có giá trị với những tên miền rác và gây ra sự lãng phí không hề nhẹ.

5. Không hiểu rõ giá trị của tên miền và bán đi với mức giá thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực.

6. Tìm tới những nhà đăng ký tên miền giá rẻ để mua. Tiêu tốn một khoản tiền lớn trong khi bạn có thể tìm được những mã giảm giá hoặc đàm phán giảm giá khi mua một lượng lớn tên miền. Ví dụ thay vì chỉ tốn khoảng $7.5 cho một tên miền nhưng bạn phải bỏ ra $35, tức là bạn phung phí $27.5 cho một tên miền và mất $2750 cho 100 tên miền.

7. Sử dụng dịch vụ tại những công ty cung cấp kém uy tín, không minh bạch trong quản lý.

8. Mua bán tên miền với những kẻ sử dụng tài khoản bất hợp pháp.

9. Quá tin tưởng vào các công cụ tên miền và phạm phải sai lầm. Công cụ cũng chỉ là công cụ đừng quá phụ thuộc vào nó. Hãy tự trau dồi kỹ năng thông qua các diễn đàn tên miền và thông qua nhiều sự góp ý của các domainer khác.

10. Không sử dụng các dịch vụ parking để kiếm thêm tiền đậu tên miền mà để domain ở trạng thái không website hoặc under construction.

11. Khi có người hỏi mua tên miền trực tiếp, nên nhớ giá tên miền sẽ bằng giá trị định giá trung bình nhân với một hệ số > 1.5 vì khi có người hỏi trực tiếp thì khả năng bán giá cao hơn

12. Đề phòng những tên miền có PR hoặc alexa rank giả mạo mà đặt giá quá cao để mua lại.

13. Không dành thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu thông tin qua các blog tên miền hay diễn đàn tên miền để tích luỹ kinh nghiệm.

Nếu bạn đang có những ý tưởng tên miền hay hãy tìm ngay một nhà cung cấp tin cậy để có thể trở thành thương hiệu nổi tiếng. Các bạn nên tham khảo bảng giá tên miền, các chính sách gia hạn tên miền trước khi đăng ký. Một vài đơn vị đăng ký tên miền giá rẻ, uy tín, phục vụ tốt hiện nay như: iNET (iNET là nhà đăng ký tên miền quốc tế trực thuộc ICANN tại Việt Nam và đồng thời là nhà cung cấp tên miền quốc gia “.VN” được VNNIC công nhận, luôn phục vụ nhiệt tình, giá hợp lý); FPT (có hệ thống máy chủ DNS hiện đại cùng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, phục vụ nhiệt tình); PA…..

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *