3 Bài học đắt giá rút ra từ startup thất bại trên thế giới

Làn sóng khởi nghiệp startup đang phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành xu thế kinh doanh trên thế giới. Với sự cạnh tranh khốc liệt và mạnh mẽ như vậy, với những doanh nghiệp non trẻ tỷ lệ thất bại lên đến 75%

Thực sự đây không phải là con số đáng báo động, bởi sự bắt đầu và lụi tàn của các doanh nghiệp tạo lên sự ổn định cho hệ sinh thái khởi nghiệp. Mỗi lần thất bại giúp các doanh nhân có thể rút ra cho mình những bài học xương máu, là đòn bẩy để bước được đến sự thành công. Bài viết này sẽ chia sẻ những bài học đắt giá từ những startup thất bại trên thế giới đã được truyền thông tung hô một thời, đều thất bại do những sai lầm chiến lược.

startup

1. Gowalla

Ra mắt hồi năm 2007, mạng xã hội Gowalla từng có lúc thu hút được hàng triệu người dùng, nhưng rốt cuộc đã phải đóng cửa chỉ sau 5 năm hoạt động.

Những sai lầm Gowalla gặp phải

  • Gowalla gặp khó khăn trong việc thu hút dư luận
  • Gowalla có quy trình check in tại địa điểm không thân thiện với người sử dụng
  • Gowalla hoạt động dưới dạng website di động, tuy nhiên ở tại thời điểm đó smartphone vẫn chưa có sự phát triển bùng nổ như hiện nay

Bài học rút ra: Cần có tầm nhìn xa trông rộng để xác định được thời cơ, điều kiện kinh doanh thích hợp. Nếu Gowalla phát triển app trong thời đại thiết bị di động lên ngôi như hiện nay thì chắc hẳn sẽ không gặp phải những thất bại thảm hại như vậy. Hãy đánh giá cơ hội kinh doanh hợp lý.

2. RealNames

Được thành lập vào năm 1997, RealNames cho phép người dùng Microsoft Internet Explorer đăng ký tên miền bằng cách sử dụng thanh địa chỉ của trình duyệt, mà không cần phải dùng tới các nhóm tên miền cấp cao như “.com” hay “.net”.

Với ý tưởng này, RealNames đã gây quỹ được hơn 130 triệu USD. Tuy nhiên, công ty đã phải ngừng hoạt động vào năm 2002 sau khi Microsoft quyết định chuyển hướng 1 tỷ lượt truy cập mà RealNames xử lý mỗi quý sang công cụ tìm kiếm MSN của hãng này.

Bài học rút ra: Sai lầm mà RealNames mặc phải đó là để sản phẩm của mình phụ thuộc vào doanh nghiệp khác. Tuyệt đối, không bao giờ để sản phẩm của mình lệ thuộc vào doanh nghiệp khác. Đi tắ đón đầu tạo sự khác biết mới là chìa khóa của sự thành công.

3. Pet.com

Là một trong những thảm họa nổi tiếng nhất thời bong bóng dotcom đầu những năm 2000, Pets.com là một trang thương mại điện tử chuyên bán các sản phẩm chăm sóc thú cưng trên mạng. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 2 năm từ 1998 đến 2000, nhưng Pets.com đã huy động vốn được tới 300 triệu USD. Công ty này đã đổ hàng triệu USD vào các chiến dịch tiếp thị, bao gồm cả việc mua quảng cáo tại sự kiện đắt đỏ nhất trong năm ở Mỹ là Super Bowl. Doanh thu của Pet phụ thuộc quá nhiều vào chiến dịch khuyến mại điều đó làm suy giảm lợi nhuận của công ty.

Phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam

Các chuyên gia khởi nghiệp cho rằng thời đại công nghệ 4.0 đang được giới trẻ Việt Nam vận dụng vào startup rất sôi nổi nhưng chưa có sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng, tất cả chỉ là bề nổi. Chưa bao giờ làn sóng khởi nghiệp quốc gia lại tăng trưởng mạnh mẽ và nhanh chóng như thế. Tuy nhiên, startup ở Việt Nam còn mang tính chất non trẻ, thiếu kinh nghiệm thất bại ngay từ năm đầu tiên.

Thương mại điện tử là ngành kinh doanh có sự tăng trưởng mạnh mẽ được startup lựa chọn đầu tư khi mới bắt đầu kinh doanh. Ngoài việc thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, đăng ký tên miền lưu ý cần kiểm tra tên miền tránh những tranh chấp xảy ra ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chú trọng truyền thông thương hiệu đến với khách hàng hiệu quả hơn.

>>> Sử dụng truyền thông xã hội để bán hàng hiệu quả

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *